Cà rốt, trứng và cà phê
Mẹ của cô bèn dẫn cô vào bếp. Bà đổ đầy nước vào 3 cái ấm. Rồi bà cho cà rốt vào cái ấm thứ nhất, trứng vào ấm thứ hai, và hạt cà phê vào ấm cuối cùng. Sau đó bà bắc 3 ấm lên bếp đun sôi mà không nói lời nào. Khoảng 20 phút sau, bà tắt bếp và lần lượt múc từng loại ra tô. Quay lại con gái, bà hoi: "Hãy nói cho mẹ nghe con đã thấy những gì?"
"Cà rốt, trứng và cà phê". Cô trả lời.
Bà bảo cô hãy tiếp xúc gần hơn và cho biết cảm giác. Cô làm theo và thấy cà rốt rất mềm. Cô lấy một quả trứng, đập và bóc vỏ, sau lớp vỏ cứng, trứng đã đông đặc lại. Cuối cùng cô nhấp một ít cà phê, mùi vị của nó thật thơm ngon dễ chịu.
Cô hỏi mẹ: "Vấn đề là như thế nào vậy mẹ?". Mẹ cô mới từ tốn giải thích rằng, mọi vật đều phải đối mặt với những tai hoạ -chẳng hạn như nước sôi- nhưng mọi vật đều có những cách phản ứng hoàn toàn khác nhau. Cà rốt từ dạng cứng nhưng sau khi luộc trong nước sôi thì nó mềm nhun và trở nên yếu đuối.
Trong khi trứng rất mỏng manh dễ vỡ nhờ vào vỏ bọc ngoài để bảo vệ lớp chất lỏng bên trong. Nhưng sau khi luộc trong nước, lớp chất lỏng bên trong đông đặc và cứng lại. Chỉ có cà phê là đặc biệt, chúng đã làm thay đổi mùi vị của nước. "Vậy con sẽ là loại nào?" - bà hỏi con gái - "Khi con gặp những điều không may, con sẽ phản ứng như thế nào? Con sẽ là cà rốt, trứng hay cà phê?"
Hãy nghi về điều này : Bạn sẽ là loại nào khi gặp những tai hoạ, bất mãn trong cuộc sống?
Liệu bạn có giống như cà rốt cứng rắn nhưng khi gặp nỗi đau và tai hoạ thì trở nên mềm yếu, đánh mất sức mạnh của mình?
Liệu bạn có giống như quả trứng có một trái tim yếu mềm, một tâm hồn nhạy cảm, mong manh nhưng khi chịu nhiệt, chịu thử thách thì trở nên khô khan, cứng nhắc dù vỏ bọc ngoài không thay đổi? Hay bạn giống những hạt cà phê đã làm thay đổi mùi vị của nước nóng, thay đổi hoàn cảnh đã đem lại đau thương cho mình, làm toát ra một mùi vị thơm nồng nàn. Nếu bạn giống như những hạt cà phê thì dù trong những hoàn cảnh xấu nhất bạn vẫn cảm thấy dễ chịu.
Vậy bạn là cà rốt, trứng hay hạt cà phê???
Điều đáng nói là phải can đảm đối mặt và hoà nhập với thực tế, dù nó không theo ý muốn của mình.
0 Comments:
Post a Comment
«Home